Tất tần tật về ngày Tết Ông Công Ông Táo năm 2021
Việt Hà
Th 4 03/02/2021
Nội dung bài viết
Cứ vào cuối năm, nhà nhà lại tất bật chuẩn bị cho Tết Ông Công Ông Táo hay còn gọi là Tết Táo Quân trước khi chính thức đón Tết Nguyên đán. Cùng Bếp của Mẹ tìm hiểu về ngày cúng ông Công ông Táo năm 2021 qua bài viết này nhé !
Táo Quân (ông Công, ông Táo) có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, người Việt đã chuyển hóa thành sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc đó. Từ xa xưa, dân Việt ta đã ngưỡng mộ và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Ông sẽ giúp họ giữ "bếp lửa" trong gia đình luôn đầm ấm và hạnh phúc.
1. Cúng ông Công, ông Táo năm 2021 là ngày mấy?
Lễ cúng ông Công ông Táo thường diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp, nhưng nhiều nơi người dân quan niệm Lễ phải diễn ra trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, nên nhiều gia đình cúng từ ngày 22 vì quan niệm phải kịp giờ cho ông Táo về Thiên Đình.
Ngày bắt đầu Lễ vào năm 2021 là ngày 4 tháng 2 năm 2021 dương lịch là ngày Ông Táo chầu trời 2021 (thứ Năm, âm lịch là ngày 23 tháng 12 năm 2020). Chỉ còn hơn hai ngày nữa thôi là sắp đến ngày đưa ông Táo về trời, cũng đồng nghĩa là không khí Tết cận kề.
2. Lễ vật cúng ông Táo
Lễ vật cúng ông Táo gồm:
- Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: Hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn, tiền vàng, 1 chiếc áo, 1 đôi hia bằng giấy và hình cá chép bằng giấy.
- Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. Bạn có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép thật đều được. Thường ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước ngụ ý "cá chép hóa rồng" nhưng tại Nam Bộ thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.
- Tiền vàng.
- 1 chiếc áo
- 1 đôi hia bằng giấy
3. Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo
Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn hay lễ chay để tiễn Táo quân.
Cùng tìm hiểu 06 mâm cúng ông Công ông Táo đầy đủ, chỉn chu mà Bếp của Mẹ gợi ý cho chị em tại đây : https://bit.ly/3rny0HV
Đặt mua các mâm ngay tại : http://bit.ly/bcm-mam-co-tet
Ngoài ra, mâm cỗ cúng ông Táo cần được đặt trang trọng ở vị trí bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ ông Táo riêng để bày tỏ lòng thành kính.
4. Cách khấn vái ông Công ông Táo
Khi khấn ông Táo người ta thường không cầu xin phú quý hay no đủ mà chỉ xin Táo công bẩm báo điều tốt cho gia đình, tránh các điều không hay. Đây là một nét đẹp tâm linh người Việt với mong muốn hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn.
Cùng chia sẻ những hiểu biết của bạn về ngày cúng Ông Công Ông Táo để giúp chị em làm tròn trọng trách "vợ đảm" trong gia đình nhé !!!
Bếp của Mẹ tự hào đồng hành cùng chị em trong mọi bữa ăn của cuộc sống !